Đo chứng nhận hệ thống cáp mạng – quan trọng hơn bao giờ hết
Khủng hoảng kinh tế hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu và phân chia lại nguồn ngân sách. Bài toán khó đặt ra cho các nhà quản trị là phải tính toán ngân sách hoạt động IT sao cho hợp lý, đồng thời vẫn đảm bảo hạ tầng mạng hoạt động với hiệu suất tốt, vì hiệu suất của hạ tầng mạng luôn đi đôi với hiệu suất công việc và các dịch vụ cộng thêm khác. Một giải pháp tốt để đạt được yêu cầu này: đo chứng nhận hệ thống cáp mạng.
Đo chứng nhận là cách kiểm tra hệ thống cáp cấu trúc toàn diện nhất, đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất và tay nghề lắp đặt hệ thống trước khi vận hành. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng sẵn lòng tiến hành đo chứng nhận, bởi các nhà quản trị chỉ xem đây là một giải pháp “không bắt buộc” khi triển khai hệ thống. Để các nhà quản trị thay đổi quyết định là một việc không đơn giản, nhưng đó sẽ là một sai lầm đáng tiếc nếu họ tiếp tục bỏ qua việc kiểm tra nền tảng của hệ thống mạng: hệ thống cáp cấu trúc.
Vì sao việc kiểm tra hệ thống cáp cấu trúc lại quan trọng như thế?
Vì hệ thống cáp được biết đến như nguyên nhân gây ra hơn 50% các sự cố mạng. Việc đo chứng nhận hệ thống cáp cấu trúc có thể giúp giảm đáng kể các sự cố. Trong thời điểm đầy thách thức về tài chính hiện tại, 6 lý do dưới đây có thể giúp các doanh nghiệp lý giải vì sao việc đo chứng nhận đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết:
Vì hệ thống cáp được biết đến như nguyên nhân gây ra hơn 50% các sự cố mạng. Việc đo chứng nhận hệ thống cáp cấu trúc có thể giúp giảm đáng kể các sự cố. Trong thời điểm đầy thách thức về tài chính hiện tại, 6 lý do dưới đây có thể giúp các doanh nghiệp lý giải vì sao việc đo chứng nhận đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết:
1. Đo chứng nhận tiết kiệm hơn sửa lỗi
Việc đo chứng nhận hệ thống cáp đồng và cáp quang là một hợp đồng bảo hiểm cho tương lai, giúp nhà quản trị phòng tránh được các vấn đề có thể xảy ra một cách hiệu quả. Nếu không có nó, việc sửa chữa sẽ phải tiến hành trên hệ thống đang hoạt động hoặc tệ hơn, trên hệ thống đã ngừng hoạt động.
Việc đo chứng nhận hệ thống cáp đồng và cáp quang là một hợp đồng bảo hiểm cho tương lai, giúp nhà quản trị phòng tránh được các vấn đề có thể xảy ra một cách hiệu quả. Nếu không có nó, việc sửa chữa sẽ phải tiến hành trên hệ thống đang hoạt động hoặc tệ hơn, trên hệ thống đã ngừng hoạt động.
Thời gian ngừng hoạt động của hệ thống sẽ gây ra những tổn thất lớn: giảm doanh thu, giảm năng suất hoạt động, dịch vụ khách hàng giảm sút và cạnh tranh bất lợi. Nghiên cứu của tổ chức “Contingency Planning Group” ước tính, một giờ ngừng vận hành của hệ thống sẽ gây ra thiệt hại khoảng 14.500 USD - 6.500.000 USD tùy theo ngành nghề. Còn theo ước tính của tổ chức Gartner, số thiệt hại trung bình vào khoảng 42.000 USD.
Nếu muốn tăng thời gian vận hành hàng năm của hệ thống từ 99,9% lên 99,99%, một doanh nghiệp cần phải giảm thời gian bảo trì xuống còn 8 giờ/năm. Theo nghiên cứu của Gartner, điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm 336.000 USD mỗi năm. Nhưng bằng cách nào để làm được điều đó?
Có rất nhiều lý do gây ra sự cố trên hệ thống mạng. Theo nghiên cứu của Gartner/Dataquest, 80% sự cố do con người và các ứng dụng trên hệ thống gây ra, 20% còn lại là do hệ thống mạng. Tuy nhiên, dù hệ thống mạng chỉ gây ra 20% sự cố, tổn thất của nó lại lên đến 67.000 USD.
Có rất nhiều lý do gây ra sự cố trên hệ thống mạng. Theo nghiên cứu của Gartner/Dataquest, 80% sự cố do con người và các ứng dụng trên hệ thống gây ra, 20% còn lại là do hệ thống mạng. Tuy nhiên, dù hệ thống mạng chỉ gây ra 20% sự cố, tổn thất của nó lại lên đến 67.000 USD.
Hãy so sánh chi phí này với chi phí đo chứng nhận trên một hệ thống gồm 600 đường cáp đồng, với giả định có 5% các liên kết không đạt yêu cầu và phải sửa chữa, kiểm tra lại. Sử dụng một thiết bị đo kiểm cáp hiện đại, sẽ mất khoảng 11 giờ lao động với mức phí 65 USD/1 giờ, tức tổng chi phí đo kiểm chưa đến 750 USD. Chỉ với 750 USD để bảo đảm tiết kiệm được 67.000 USD, thậm chí còn tiết kiệm được nhiều hơn nếu hệ thống này hỗ trợ những dịch vụ giá trị cao như thẻ tín dụng, bán lẻ hay môi giới giao dịch.
2.Thời gian bảo hành sản phẩm có hạn
Có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng chính sách bảo hành của nhà sản xuất. Nhiều nhà quản trị thường nghĩ như thế, và điều này cũng dễ hiểu. Bởi hầu hết các nhà sản xuất hệ thống cáp và thiết bị kết nối đều cung cấp những dịch vụ bảo hành tốt nhất cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, đừng quên rằng nhà sản xuất không thể bảo đảm cho việc lắp đặt hệ thống tại công trình.
Chất lượng của việc lắp đặt chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề của người thi công. Nếu bộ phận thi công có tay nghề kém, thì dù sản phẩm đạt chất lượng cao nhất cũng có thể gặp vấn đề. Những sự cố và vấn đề xảy ra trên hệ thống nằm ngoài trách nhiệm bảo hành phần cứng của nhà sản xuất. Do đó, nhà quản trị hệ thống chỉ còn cách đàm phán với bộ phận thi công để khắc phục hậu quả sự cố.
Tiến hành đo chứng nhận là phương thức duy nhất giúp kiểm tra tay nghề lắp đặt hệ thống có đáp ứng tiêu chuẩn hay chưa. Việc kiểm tra, chứng nhận cũng là cách duy nhất để đảm bảo chắc chắn hiệu suất của hệ thống mạng. Một hệ thống mạng được kiểm tra, chứng nhận đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí cơ hội phát sinh.
3. Đo kiểm, chứng nhận giúp đảm bảo tương lai cho hạ tầng mạng
Một hệ thống cáp được chứng nhận sẽ không chỉ hỗ trợ hiệu suất hoạt động cao cho hạ tầng mạng ngay khi lắp đặt, mà cả nhiều năm sau đó. Nhưng phải làm gì để duy trì được hiệu suất hoạt động này?
Một nghiên cứu về công nghệ Gigabit trong trung tâm dữ liệu của công ty nghiên cứu BSRIA cho thấy: Hệ thống cáp Cat 6 được thiết kế để hỗ trợ truyền dữ liệu 1 Gigabit/s, tuy nhiên khi sử dụng trong trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn 10BASE-T, Cat 6 có thể hỗ trợ trên 10 Gigabit trong khoảng cách ngắn. Bằng cách kiểm tra, chứng nhận hệ thống cáp Cat 6 trong trung tâm dữ liệu, chúng ta sẽ có được phương thức hiệu quả để sử dụng băng thông 10X, tiết kiệm được khoảng chi phí thay thế hạ tầng cáp. Thêm vào đó, khi nhu cầu dịch vụ IT ngày càng lớn, hệ thống cáp được chứng nhận sẽ rất hữu ích cho việc mở rộng cũng như hỗ trợ các thiết bị mới.
4.Hệ thống cáp không được chứng nhận sẽ trở thành nguồn vốn bị “đóng băng”
Có một thực tế: thị trường cho thuê bất động sản đã bị tác động mạnh mẽ bởi suy thoái. Khi một người thuê mới đến xem xét cơ sở hạ tầng nhà/xưởng, họ sẽ đặt ra hàng loạt nghi vấn về tình trạng của hệ thống cáp mạng hiện có: Hệ thống này đã tồn tại bao lâu rồi? Còn hoạt động được nữa không? Đã từng dùng để làm gì? Lúc nào? Và người thuê mới có thể xem cả khối lượng lớn cáp đồng hoặc cáp quang đó là một câu đố bí ẩn, chứ không phải là tài sản. Thiếu đo kiểm, chứng nhận, hệ thống cáp sẽ biến thành những nguồn vốn bị “đóng băng”: tiền bỏ ra sẽ không thu hồi được.
Trong khi đó: chi phí đo chứng nhận 200 kết nối cáp mất tối đa 500 USD. Lắp đặt 200 kết nối cáp Cat 6 tốn khoảng 5.000 – 10.000 USD. Đo chứng nhận giúp kéo dài tuổi thọ cho hệ thống cáp, đồng nghĩa với việc tiết kiệm nguồn vốn cho doanh nghiệp.
5.Giảm hoang phí là một chính sách tốt
Quy định NEC 2002 của Mỹ yêu cầu doanh nghiệp phải tháo bỏ tất cả những hệ thống cáp không còn sử dụng nữa. Nếu không có chứng nhận cáp, tổng chi phí của hệ thống có thể bao gồm thêm cả chi phí gỡ bỏ, tái chế và xử lý tác động với môi trường.
Quy định NEC 2002 của Mỹ yêu cầu doanh nghiệp phải tháo bỏ tất cả những hệ thống cáp không còn sử dụng nữa. Nếu không có chứng nhận cáp, tổng chi phí của hệ thống có thể bao gồm thêm cả chi phí gỡ bỏ, tái chế và xử lý tác động với môi trường.
Quy định trên bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa hạ tầng cáp cấu trúc của họ. Điều này đồng nghĩa với việc cần bảo quản đúng cách để kéo dài tuổi thọ hệ thống cáp. Với điều kiện ngân sách hạn chế, chất lượng chính là yếu tố quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình từ lúc lắp đặt cho đến khi sử dụng, bảo quản… Đo chứng nhận cáp chính là một trong những phương thức mang lại chất lượng tốt nhất, giúp hệ thống hạ tầng cáp phù hợp với ba nguyên tắc trong quản lý môi trường: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.
6.Những sản phẩm cáp không đạt chuẩn
Vấn đề nhức nhối hiện nay mà ngành công nghiệp cáp cấu trúc đang gặp phải chính là những sản phẩm cáp Cat 5, 6, và 6A “không tên” đang lưu hành trên thị trường. Những sản phẩm này thường không sản xuất tại Mỹ và có giá rẻ hơn sản phẩm của các nhà sản xuất lớn. Đáng chú ý là hầu hết những loại cáp giá rẻ này thường được làm từ nguyên liệu cấp thấp và sử dụng quy trình sản xuất không chuẩn hóa.
Năm 2008, Hiệp hội Cáp Truyền thông và Kết nối đã tiến hành nghiên cứu trên 9 thương hiệu cáp “không tên”. Không một sản phẩm nào đạt yêu cầu vật lý theo tiêu chuẩn TIA 568-B.2. Chỉ có 5 thương hiệu đạt yêu cầu về điện theo tiêu chuẩn TIA 568-B.2, và một thương hiệu đạt chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn UL 1666 và NFPA 262. Làm thế nào những sản phẩm kém chất lượng này lại lọt ra được thị trường? Chúng ra được bởi vì những tổ chức kiểm định chỉ thực hiện các kiểm tra ngẫu nhiên tại nơi sản xuất chứ không phải ở công trình. Các lổ hổng trong quá trình sản xuất này khiến người sở hữu hệ thống cáp phải đối mặt với những rủi ro về an toàn và hiệu suất mà lẽ ra có thể hoàn toàn tránh được.
Để đảm bảo không có bất cứ chi phí phát sinh hay rủi ro tiềm ẩn nào trong những sản phẩm cáp Cat 5, 6 và 6A, doanh nghiệp và những nhà lắp đặt nên đo chứng nhận hệ thống cáp theo các tiêu chuẩn của ngành.
Kết luận:
Một hệ thống cáp được chứng nhận sẽ mang lại nhiều giá trị hơn hệ thống cáp chưa chứng nhận. Những giá trị cộng thêm này phụ thuộc vào các ứng dụng, ngành nghề và dịch vụ mà hệ thống IT hỗ trợ. Hãy xem xét những vấn đề, rủi ro mà hệ thống cáp không chứng nhận mang lại, và cân nhắc giữa việc đảm bảo an toàn bằng cách đo chứng nhận với việc hy vọng hệ thống sẽ hoạt động tốt. Rõ ràng “hy vọng” không phải là một chiến lược tốt, và nó sẽ càng nguy hiểm hơn trong tình hình kinh tế đầy thách thức như hiện nay.
Nguồn: Fluke Networks
Nguyễn Thanh Tuấn
Nguyễn Thanh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét