Cách nhận biết hệ thống camera là analog hay IP
Nhiều người thường thắc mắc: “Làm thế nào để biết được hệ thống camera mà mình đang xem là analog hay là IP?” Bởi vì phương pháp xử lý hình ảnh, thiết bị và hệ thống cáp liên quan của hai hệ thống camera này tương đối khác nhau, nên việc phân biệt chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu rõ loại thiết bị đang sử dụng sẽ giúp bạn tự tin để xử lý mọi vấn đề có thể xảy ra. Những thông tin cung cấp trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn.
Có thể phân biệt hệ thống là analog hay IP bằng các quan sát hình ảnh không?
Thông thường, mọi người sẽ thích cách đơn giản nhất là quan sát hình ảnh trên màn hình và đoán xem hệ thống camera thuộc loại nào. Trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm, xác suất đúng thường là 75%. Có thể thấy cách xác định này thật ra không hề đơn giản. Nếu hình ảnh người hoặc vật ở gần sát camera bị mờ và khó phân biệt, đó có thể là hệ thống analog. Bạn có thể xem ví dụ về chất lượng ảnh dưới đây:
Thông thường, mọi người sẽ thích cách đơn giản nhất là quan sát hình ảnh trên màn hình và đoán xem hệ thống camera thuộc loại nào. Trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm, xác suất đúng thường là 75%. Có thể thấy cách xác định này thật ra không hề đơn giản. Nếu hình ảnh người hoặc vật ở gần sát camera bị mờ và khó phân biệt, đó có thể là hệ thống analog. Bạn có thể xem ví dụ về chất lượng ảnh dưới đây:
Theo một thống kê không chắc chắn, camera IP cũng có thể hiển thị hình ảnh tương tự như trên nếu được thiết lập ở chế độ phân giải thấp (320 x 240). Điều này không lạ khi hầu hết các dự án camera được triển khai trước đây đều có cấu hình như vậy. Tuy nhiên, những dự án dạng này chỉ chiếm một lượng nhỏ của toàn bộ thị trường, vì đa số các camera hiện nay đã đạt chất lượng megapixel. Ở một số trường hợp thực tế, nếu chỉ đơn giản thông qua hình ảnh mà bắt buộc chúng ta phải phán đoán đâu là camera IP hoặc Analog, vấn đề sẽ trở nên thật sự khó khăn. Lấy hình ảnh dưới đây làm ví dụ:
Chất lượng ảnh trong hình trên không xấu và hình này có thể là từ camera analog với một đầu DVR mới, hoặc từ camera IP với các thiết lập chất lượng thấp. Giả sử nếu hình ảnh này đến từ một ngân hàng Anh quốc, có thể đoán chắc nó được quay bằng camera analog. Tuy nhiên, suy luận này dựa trên kiến thức về cách lựa chọn sản phẩm của thị trường ngân hàng ở Anh, chứ không dựa trên bản thân hình ảnh. Để có thể xác định chắc chắn đâu là IP hay analog, cách tốt hơn là bạn nên xem xét qua bản thân thiết bị.
Thiết bị ghi hình (recorder)
Thông thường, thuật ngữ chung “Head End” được sử dụng để mô tả các thiết bị ghi hình trong cả hai hệ thống IP và Analog. Có thể xác định một “Head End” là IP hay Analog bằng cách nhìn vào mặt sau thiết bị. Bạn có thể xem qua ví dụ dưới đây:
“Head End” IP thường chứa một hoặc nhiều cổng Ethernet, nhưng không có thêm cổng kết nối đặc biệt nào khác. Mặt sau của thiết bị IP (còn gọi là máy chủ NVR hoặc VMS) trông rất giống với một máy tính "thông thường". Các cổng trên mặt sau của “Head End” thường tương ứng với cổng kết nối phổ biến của máy tính và mạng.
Cổng Ethernet (còn gọi là cổng RJ-45) của NVR có thể dùng chung để kết nối mạng và kết nối với camera IP. Vị trí các cổng này nằm trong phần ô vuông đỏ ở hình trên. Trong hầu hết trường hợp, tất cả hình ảnh từ các camera IP được truyền đến “Head End” thông qua loại cổng duy nhất này.
Thông thường, một “Head End” Analog sẽ chứa từ 4 – 32 cổng BNC (loại cổng đầu vào của hình ảnh). Mặt sau của thiết bị analog (còn gọi là DVR hoặc thiết bị ghi hình) có thể có các cổng đặc biệt cho đầu vào của âm thanh hoặc đầu vào/đầu ra của thiết bị cảnh báo. Phần ô vuông màu đỏ dưới đây thể hiện vị trí các cổng này. Các thiết bị analog cũng có thể có thêm một cổng Ethernet, nhưng không như các thiết bị IP, analog luôn có các loại cổng BNC để cắm đầu vào cho hình ảnh.
Thông thường, một “Head End” Analog sẽ chứa từ 4 – 32 cổng BNC (loại cổng đầu vào của hình ảnh). Mặt sau của thiết bị analog (còn gọi là DVR hoặc thiết bị ghi hình) có thể có các cổng đặc biệt cho đầu vào của âm thanh hoặc đầu vào/đầu ra của thiết bị cảnh báo. Phần ô vuông màu đỏ dưới đây thể hiện vị trí các cổng này. Các thiết bị analog cũng có thể có thêm một cổng Ethernet, nhưng không như các thiết bị IP, analog luôn có các loại cổng BNC để cắm đầu vào cho hình ảnh.
Những cổng BNC này dùng để kết nối camera analog vào “Head End” Analog. Để một camera Analog có thể xem và ghi lại hình ảnh, nó phải được kết nối trực tiếp với thiết bị ghi thông qua một trong các loại cổng này.
Trường hợp ngoại lệ: Hybrid
Một số DVR với các kết nối analog/BNC cũng có thể ghi/kết nối với camera IP. Các thiết bị này thường được gọi là "hybrid". Nhìn từ mặt sau của thiết bị ghi, bạn không thể biết đó là analog hay là hybrid. Theo quy luật, nếu thiết bị đã được cài đặt trước năm 2010, chắn chắn nó là analog. Tuy nhiên, những thiết bị ghi hình mới đây đều có thể hỗ trợ cả analog hoặc IP. Cách tốt nhất để biết chính xác là tra tìm một số mô hình ví dụ được liệt kê trên mạng Internet.
Camera
Các camera hoạt động tương tự trong cả hai hệ thống, nhưng chúng thường có cách kết nối khác nhau. Phương pháp dễ nhất để xác định một camera IP hay Analog là xem cách camera được kết nối. Tham khảo những ví dụ cụ thể qua hình dưới đây:
Các camera hoạt động tương tự trong cả hai hệ thống, nhưng chúng thường có cách kết nối khác nhau. Phương pháp dễ nhất để xác định một camera IP hay Analog là xem cách camera được kết nối. Tham khảo những ví dụ cụ thể qua hình dưới đây:
Camera IP
Hầu hết các camera IP sẽ có một cổng Ethernet ở phía sau (vị trí màu đỏ ở hình bên). Đây là loại camera được lắp đặt với một cáp trực tiếp cắm vào ổ cắm mạng (jack). Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy loại cổng RJ45 này trên mặt sau của camera analog.
Hầu hết các camera IP sẽ có một cổng Ethernet ở phía sau (vị trí màu đỏ ở hình bên). Đây là loại camera được lắp đặt với một cáp trực tiếp cắm vào ổ cắm mạng (jack). Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy loại cổng RJ45 này trên mặt sau của camera analog.
Camera analog
Ngược lại, hầu hết các camera analog đều có một cổng BNC ở phía sau (vị trí màu đỏ trong hình bên). Cổng BNC trên camera có thể được kết nối bằng loại dây BNC dạng “pigtail”. Có rất nhiều loại cáp được xem là cáp kết nối “pigtail”, nhưng để xác nhận camera là analog thì cáp kết nối phải là dạng có đầu BNC.
Ngược lại, hầu hết các camera analog đều có một cổng BNC ở phía sau (vị trí màu đỏ trong hình bên). Cổng BNC trên camera có thể được kết nối bằng loại dây BNC dạng “pigtail”. Có rất nhiều loại cáp được xem là cáp kết nối “pigtail”, nhưng để xác nhận camera là analog thì cáp kết nối phải là dạng có đầu BNC.
Hệ thống cáp
Hệ thống cáp của camera IP thường khác với Analog. Sự khác biệt đó được minh họa bằng những hình ảnh dưới đây:
Camera IP thường sử dụng cáp mạng để truyền tải hình ảnh, thường được gọi là "cáp đôi xoắn”. Các loại cáp này có nhiều kích cỡ dây khác nhau, với nhiều loại dây và màu sắc vỏ ngoài khác nhau, nhưng luôn luôn được sử dụng đầu nối theo kiểu RJ-45. Các loại đầu nối cụ thể sẽ có màu sắc và đầu được bấm khác nhau, nhưng hệ thống cáp IP luôn có ít nhất 4 cặp cáp đôi xoắn được bấm vào đầu nối. Những cặp dây này thực hiện một loạt các chức năng như truyền tải tín hiệu hình ảnh, âm thanh, xác định góc nhìn của camera qua tính năng PTZ, và cấp nguồn cho camera thông qua ứng dụng PoE.
Camera Analog sử dụng một loại hệ thống dây cáp có công nghệ cũ hơn, gọi là cáp đồng trục. Các cáp này được bấm đầu nối theo kết nối BNC. Cáp đồng trục có một lõi ở giữa, được bao bọc xung quanh bởi một vật liệu cách điện (gọi là điện môi) và một lớp kim loại mỏng làm lá chắn, ngoài cùng là một lớp vỏ bọc duy nhất. Cả bốn yếu tố này đều rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tín hiệu được cung cấp.
Trường hợp đặc biệt
Hai loại cáp trên chiếm 90% các trường hợp, ngoài ra, còn có thêm trường hợp đặc biệt: một loại cáp được sử dụng cho cả hai loại camera. Ví dụ, việc thêm vào một thiết bị gọi là “video balun” có thể cho phép camera analog sử dụng cáp đôi xoắn thay vì chỉ sử dụng một cáp RG59 truyền thống.
Tương tự trong một số trường hợp, thông qua một bộ chuyển đổi tín hiệu Ethernet trên cáp đồng trục, camera IP có thể hoạt động bình thường trên hệ thống cáp đồng trục có sẵn. Thiết bị này cho phép một tín hiệu hình ảnh từ camera IP được kết hợp, gửi, và sau đó được lưu trữ lại bằng cách sử dụng cáp RG59.
Tương tự trong một số trường hợp, thông qua một bộ chuyển đổi tín hiệu Ethernet trên cáp đồng trục, camera IP có thể hoạt động bình thường trên hệ thống cáp đồng trục có sẵn. Thiết bị này cho phép một tín hiệu hình ảnh từ camera IP được kết hợp, gửi, và sau đó được lưu trữ lại bằng cách sử dụng cáp RG59.
Nguồn: ipvm.com
Trần Văn Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét