Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Đánh giá 3 máy chủ mức cơ bản dành cho doanh nghiệp

Đánh giá 3 máy chủ mức cơ bản dành cho doanh nghiệp

Test Lab phối hợp với công ty An toàn Thông tin Chuyên nghiệp – ISePRO chạy thử và đánh giá ba máy chủ cỡ nhỏ từ HP, Dell và Nhất Tiến Chung. Các máy chủ với mức giá dưới 15 triệu đồng có thể đảm nhận chức năng sao lưu sử dụng giao thức FTP và chạy các ứng dụng quản trị doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Doanh nghiệp hiện nay, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều sử dụng các công cụ CNTT – TT, mà trước hết là máy tính cá nhân và các phần mềm ứng dụng văn phòng. Việc kết nối các PC đơn lẻ trong một mạng nội bộ LAN để sử dụng, chia sẻ dữ liệu, tài nguyên là việc phải làm đối với doanh nghiệp, ít nhất cũng nhằm tiết kiệm chi phí và làm cho các công hoạt động kinh doanh thường ngày thuận tiện, hiệu quả hơn.
Chủ của một tổ chức - doanh nghiệp khi đặt mình vào vị của người phụ trách bộ phận IT với trách nhiệm phải đảm bảo hệ thống mạng, kỹ thuật vận hành ổn định, liên lục, dữ liệu kinh doanh thông suốt, cập nhật và an toàn thì sẽ ý thức được rằng việc đầu tư cho một máy chủ - server trong hệ thống mạng, cho dù quy mô ở mức dưới 10 người dùng, là luôn cần thiết và đáng giá.
Về kỹ thuật, bất kỳ một máy tính cá nhân nào đều có thể được sử dụng như một server. Tuy nhiên, với mục tiêu cuối cùng là kết quả kinh doanh, CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ thì việc sử dụng công cụ đúng chức năng, vào đúng công việc là một yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh.
Máy chủ - server, xét về thiết kế cơ bản thì không khác máy tính để bàn, nhưng nếu xét về mục đích sử dụng thì có sự khác biệt lớn. Máy tính để bàn được thiết kế dành cho cá nhân sử dụng, trong khi máy chủ hướng tới việc phục vụ các máy tính khác, quản lí tài nguyên và cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, máy chủ phải đảm bảo khả năng xử lí mạnh, tiếp nhận nhiều yêu cầu từ các thiết bị khác, lưu trữ lớn… và nhất là khả năng vận hành liên tục 24/24 và ổn định.
Tóm lại, máy chủ phải có độ tin cậy cao về cả khả năng xử lí thông tin và khả năng vận hành.
Cấu hình đủ dùng, có thể nâng cấp
Ba sản phẩm thử nghiệm lần này là máy chủ HP ProLiant ML10 Server, Lifecom Super E3-1200 Series và Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server. Bộ ba máy chủ này có thiết kế khá gọn, giúp tiết kiệm không gian bố trí và phù hợp với những văn phòng nhỏ.
Cả ba sản phẩm đều có cấu hình tương đương nhau. Cụ thể, HP ProLiant ML10 Server được trang bị vi xử lý Intel Xeon E3-1220 v2 (4 nhân, 3,1 GHz, 8MB, 69W), bộ nhớ RAM 4GB UDIMM và 2 ổ cứng lưu trữ WD RE 500GB SATA 3Gb/s 7.2K 64M 3.5". Dòng server này được bán với giá 11.825.000 đồng (chưa bao gồm ổ cứng).
Máy chủ HP ProLiant ML10 Server
Máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server có bộ xử lý Intel Xeon 4 nhân E3-1225v3 3,2 GHz 8MB LGA 1150, bộ nhớ RAM 4GB DDR3 1333 ECC UDIMMs (PC3 10666) và 2 ổ cứng WD RE 500GB SATA 3Gb/s 7.2K 64M 3.5". Giá tham khảo: 13.322.000 đồng (chưa bao gồm ổ cứng).
Máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server
Dòng máy chủ thương hiệu Việt Lifecom Super E3-1200 Series thì cũng có bộ xử lý 4 nhân Intel Xeon Haswell E3-1220 v3 3,1 GHz 8MB, bộ nhớ RAM 4GB PC3-1600 DDR3-1600MHz, 2 ổ cứng WD RE 500GB SATA 3Gb/s 7.2K 64M 3.5". Giá tham khảo: 10.940.000 đồng (chưa bao gồm ổ cứng).

Máy chủ thương hiệu Việt Lifecom Super E3-1200 Series
Xét về cấu hình, cả ba máy chủ trên hội khá đủ những yếu tố cơ bản và cần thiết để có thể vận hành những tác vụ cơ bản trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những máy chủ này đều có được sức mạnh xử lý của Intel Xeon Haswell, bộ nhớ RAM đủ dùng và dung lượng lưu trữ dù chỉ 1TB (2 ổ cứng 500 GB cộng lại).
Việc trang bị cấu hình không phải quá cao, vừa đủ công năng cơ bản và quan trọng là làm cho giá thành sản phẩm trở nên tương đối mềm, từ đó giúp cho những doanh nghiệp nhỏ dễ dàng chấp nhận đầu tư hơn. Sau một thời gian sử dụng, nếu nhu cầu phát sinh, doanh nghiệp có thể nâng cấp thêm. Chẳng hạn, có thể nâng cấp lên mức RAM cao hơn và ổ cứng có dung lượng lưu trữ lớn hơn để đảm nhận tốt những tác vụ mới.
Hiệu năng đủ cho những tác vụ cơ bản nhất
Với những doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu đầu tiên và bức thiết là cần một máy chủ phục vụ việc chia sẻ tài nguyên trong mạng nội bộ (dữ liệu, printer server, fax server…) liên tục 24/7. Thậm chí, quản trị mạng công ty có thể tận dụng các máy chủ cơ bản này để vận hành trang web thông tin nội bộ (Intranet), Mail Server…
Quay lại việc đánh giá khả năng thực tế của ba mẫu máy chủ của HP, Dell và Nhất Tiến Chung. Với cấu hình xuất xưởng như trên, chúng tôi cho rằng mức giá được xem là mềm đối với một máy chủ, có thể đảm nhận tốt vai trò của một server chia sẻ dữ liệu (File Server). Do đó, trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi tập trung vào thực hiện những phép thử nhằm đánh giá năng lực thực sự của các máy chủ thông qua dịch vụ FTP.
Các kết quả đo kiểm năng lực của ba máy chủ với công cụ Spirent được thực hiện trong bài thử nghiệm còn cho phép đánh giá năng lực nói chung của máy chủ trong khả năng trao đổi, truyền dữ liệu trong mạng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đánh giá khả năng xử lý truy cập vào/ra (I/O) giữa các thành phần lưu trữ (đĩa cứng), bộ nhớ (RAM/cache) của máy chủ. Một điểm đáng chú ý là bên cạnh năng lực tính toán thể hiện chủ yếu qua khả năng xử lý của CPU thì khả năng giao tiếp I/O và giao tiếp mạng là 2 yếu tố rất quan trọng tạo lập lên năng lực xử lý tổng thể của một máy chủ.
Phương thức đánh giá hiệu năng
FTP là giao thức truyền dữ liệu thông qua mạng không sử dụng mã hóa. Điều này có thể gây mất an toàn (lộ dữ liệu) nhưng có lợi thế là giảm tài nguyên để phục vụ cho việc mã hóa. Để tăng tính bảo mật, người dùng có thể sử dụng FTP và chỉ mã hóa phần chứng thực, còn phần dữ liệu không nhất thiết phải sử dụng mã hóa mà việc mã hóa này nên để cho ứng dụng tạo ra file đó.
Các kết quả đo kiểm năng lực của máy chủ thông qua dịch vụ FTP được thực hiện trong bài thử nghiệm còn cho phép người dùng đánh giá năng lực nói chung của máy chủ trong khả năng trao đổi, truyền thông tin trên mạng; khả năng xử lý truy cập vào/ra (I/O) giữa các thành phần lưu trữ (đĩa cứng), bộ nhớ (RAM/cache) của máy chủ. Một điểm đáng chú ý là bên cạnh năng lực tính toán thể hiện chủ yếu qua khả năng xử lý của CPU thì khả năng giao tiếp I/O và giao tiếp mạng là 2 yếu tố rất quan trọng tạo lập lên năng lực xử lý công việc nói chung của một máy chủ.
Mô hình và phương pháp đo kiểm
Quy trình thử nghiệm chung cho 3 máy chủ gồm 10 bước sau:
- Bước 1: Đoán số lượng kết nối TCP tối đa mà DUT (Device Under Test) có thể hỗ trợ (giá trị ExpMaxConn). Trong bước 4 và bước 5, nếu DUT có thể đạt ngưỡng dự đoán thì làm lại bài đo với chỉ số dự đoán tăng gấp đôi.
- Bước 2: Cấu hình máy đo cho phép tăng dần số lượng kết nối với mức tăng mỗi lần là bằng ExpMaxConn/10 trong 20 lần. Thời gian để tăng từ mức độ trước lên mức độ sau là từ 15-20 giây (ramp time).
- Bước 3: Cấu hình máy đo giữ vững số lượng kết nối tại mỗi bước là từ 120 – 240 giây (Steady time).
- Bước 4: Bắt đầu chạy bài đo.
- Bước 5: Trong quá trình đo, quan sát những lỗi hoặc sự cố xuất hiện hay không.
- Bước 6: Phân tích các chỉ số sau khi đo để xác định ngưỡng số lượng kết nối mà DUT bắt đầu hết tài nguyên hoặc không thể mở thêm kết nối mới. Ghi nhận kết quả đó là MacroMaxConn.
- Bước 7: Cấu hình lại bài đo với việc tăng dần số lượng kết nối từ 0 lên 20% của MacroMaxConn trong 120 giây, giữ mức này trong 240 giây.
- Bước 8: Cấu hình sau bước 7, máy đo sẽ tăng dần mỗi lần là MacroMaxConn/10 kết nối trong 40 lần. Mỗi lần giữ vững kết nối trong 60 giây.
- Bước 9: Tiếp tục chạy lại bài đo.
- Bước 10: Xác định ngưỡng thực sự của DUT tại vị trí mà DUT bắt đầu gặp lỗi.
Kết quả đo kiểm thực tế
- Đo số lượng kết nối tối đa đến máy chủ FTP (FTP server)
Bài đo này nhằm mục tiêu xác định số lượng kết nối đồng thời mà máy chủ có thể cùng một lúc đáp ứng được. Bài đo được thực hiện theo đúng các bước trong phương pháp đo kiểm, tuy nhiên trong phần kết quả sẽ chỉ phân tích kết quả trong bài đo cuối cùng.
Trước tiên, chúng tôi kết nối mô hình đo như phần Mô hình và phương pháp đo kiểm.
Phương pháp đo là từ máy đo Spirent, chúng tôi giả lập 5.000 người dùng liên tục truy cập và đăng nhập vào FTP server để tải (download) 1 file có kích thước 1kB với số lượng người dùng đồng thời tăng dần theo chiến lược đo như sau:
Lần tăng 1: Từ 0 đến 200 kết nối trong vòng 120 giây và giữ vững trong vòng 240 giây.
Lần tăng 2: Lặp 30 lần, mỗi lần tăng 30 kết nối trong vòng 15 giây và giữ vững trong 120 giây.
Trục đứng (Y) chỉ số lượng kết nối và trục ngang (X) chỉ thời gian kết nối.
Tổng thời gian chúng tôi thực hiện là 4.410 giây thu được kết quả như sau:
- Về thời gian hồi đáp biến thiên theo tải
Kết quả thể hiện trên ba đồ thị về thời gian hồi đáp biến thiên theo tải của các máy chủ sẽ có 3 chỉ số quan trọng:
- Time to SYN/ACK: Thời gian từ khi máy đo gửi gói tin SYN đến khi máy chủ trả lời gói tin SYN/ACK.
- Time to First Byte: Thời gian từ khi máy đo gửi SYN đến khi nhận byte dữ liệu đầu tiên từ máy chủ.
- Server response time: Thời gian xử lý một yêu cầu của máy chủ.
Đối với cả 3 máy chủ thử nghiệm, các chỉ số tăng dần đều từ khoảng 0 đến 300 kết nối. Tuy nhiên khi tiếp cận ngưỡng 300 kết nối đồng thời, các chỉ số đã có sự tán xạ lớn. Điều này dẫn đến kết luận rằng máy chủ đã bắt đầu có khó khăn trong quá trình xử lý các kết nối và không còn khả năng phục vụ với chất lượng phục vụ (QoS) ổn định. Cảm nhận từ phía người dùng đầu cuối lúc này là phản hồi của Server sẽ “chập chờn”, lúc nhanh lúc chậm.
Ghi chú: Tải ở đồ thị này là số lượng kết nối đồng thời. Số lượng kết nối đồng thời tại một thời điểm bất kì là khác nhau và không theo trục thời gian. Đồ thị chỉ định ra với mức tải tương ứng thì thời gian hồi đáp tương ứng là bao nhiêu.

Kết quả của máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server
Kết quả của máy chủ HP ProLiant ML10 Server
Kết quả của máy chủ Lifecom Super E3-1200 Series
- Về chỉ số URL Response time (thời gian phản hồi địa chỉ liên kết) theo biến thiên của tải:
Đồ thị biểu thị thời gian từ khi một hành động yêu cầu từ máy đo (máy trạm) đến khi máy chủ hoàn tất yêu cẩu này (ví dụ mở kết nối, đăng nhập, lấy dữ liệu, đóng kết nối).
Cũng như đồ thị về thời gian hồi đáp biến thiên theo tải ở trên, từ khoảng 200 đến 300 kết nối cả ba máy chủ cũng đã bắt đầu xuất hiện những tán xạ và đặc biệt rơi vào khoảng 300 kết nối trở lên.
Kết quả của máy chủ HP ProLiant ML10 Server
Kết quả của máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server
Kết quả của máy chủ Lifecom Super E3-1200 Series
- Về số lỗi của FTP theo biến thiên của tải
Các đồ thị bên dưới đưa ra số lỗi TCP và FPT biến thiên theo tải và cả 3 đồ thị đều đưa ra số lỗi bằng 0. Điều này cho thấy các máy chủ hầu như không phát sinh lỗi.
Kết quả của máy chủ HP ProLiant ML10 Server
Kết quả của máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server
Kết quả của máy chủ Lifecom Super E3-1200 Series
- Băng thông (Bandwidth) tối đa
Phép thử này nhằm đánh giá khả năng mà các máy chủ có thể đáp ứng nếu số lượng người dùng đồng thời thấp nhưng lưu lượng mạng yêu cầu cao (như tải file kích thước lớn).
Dựa trên kết quả thể hiện ở ba đồ thị tương ứng cho thấy, các máy chủ đáp ứng gần ngưỡng tốc độ của card mạng (1 Gbps). Trong đó máy chủ HP có khả năng tối đa 900 Mbps, thấp hơn 950 Mbps của 2 máy chủ Dell và Lifecom Super E3-1200 Series; đồng thời có hơi nhiễu loạn ở việc giữ tốc độ , tức là có lúc phải không nhận gói tin vì quá tải và làm cho thông số của băng thông bị giảm, nhưng ở mức độ không đáng kể.
Kết quả của máy chủ Dell PowerEdge T20 Mini Tower Server

Kết quả của máy chủ HP ProLiant ML10 Server
Kết quả của máy chủ Lifecom Super E3-1200 Series
Kết luận chung
Với kết quả đo kiểm ở trên chúng ta có thể đánh giá bộ 3 máy chủ thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Về ứng dụng: Cả 3 máy chủ đều có khả năng chạy các ứng dụng nội bộ không đòi hỏi mức độ tính toán cao như chia sẻ dữ liệu (dùng giao thức FTP hay NFS, ...), cơ sở dữ liệu nội bộ, máy chủ sao lưu (backup).
- Về qui mô: Với khả năng đáp ứng 300 kết nối đồng thời và tốc độ card mạng gần đạt ngưỡng vật lý, bộ 3 máy chủ này đáp ứng cho doanh nghiệp từ 100 - 200 người dùng với các ứng dụng liệt kê ở trên.
Tuy nhiên, cũng từ trong kết quả đo để nhận xét, về khả năng đáp ứng tốc độ mạng thì máy chủ Dell có khả năng giữ ổn định nhất, tiếp theo là máy chủ Lifecom và máy chủ HP có mức độ thấp hơn. Nếu cần máy chủ phục vụ cho việc truyền dữ liệu liên tục như file server thì Dell là sự lựa chọn tốt nhất trong 3 máy chủ trên.
TKS.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét